489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu

Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu

Được biết, bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu mới được khánh thành vào tháng 7/2020 và đang mở cửa miễn phí phục vụ khách tham quan đến hết năm.

Công trình được khởi công vào tháng 9/2011 với nhiều hạng mục trên khu đất số 4 đường Trần Phú, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng kinh phí đầu tư công trình là 269,4 tỷ đồng.

Tòa nhà chính 7 tầng có diện tích xây dựng khoảng 3.300m2 và các công trình phụ trợ (nhà xe, nhà bảo vệ, nhà trạm biến áp, nhà trạm bơm...).

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu

Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu đang mở cửa miễn phí cho khách tham quan đến hết năm 2020.

Phần trưng bày nội thất có diện tích 3.038m2, gồm sảnh đón tiếp, kho bảo quản và các khu trưng bày với 6 chủ đề, gồm: Đất nước con người, thời tiền - sơ sử, thời khẩn hoang mở đất (thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX), thời kỳ 1859 - 1975, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc (từ 1975 đến nay).

Bảo tàng đang lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, tư liệu lịch sử về các thời kỳ khác nhau. Các hiện vật này gồm rất nhiều các lĩnh vực văn hóa, khoa học, xã hội của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Là địa phương gắn liền phát triển kinh tế xã hội với lợi thế về biển đảo, nơi đây hiện đang lưu giữ một số lượng lớn cổ vật thu được từ những con tàu đắm ở các vùng biển phía Nam như 2 bộ sưu tập đồ gốm Trung hoa thế kỷ XVII - XVIII với 105 cổ vật.

Dạo bước trong mô hình của một chiếc tàu đắm, du khách sẽ trầm trồ trước những bộ sưu tập như: cổ vật Hòn Cau, gốm sứ Pháp, cổ vật Lộc An, gốm sứ Trung Quốc… và cùng cảm nhận được sự mênh mông, thú vị của đại dương.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 2).

Không gian bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu được thiết kế thành từng tổ hợp hiện vật, tư liệu, mô phỏng.

Bên cạnh đó là 40 tổ hợp tư liệu hình ảnh, hiện vật theo từng mảng nội dung, gồm: biển Côn Đảo, rừng Bình Châu - Phước Bửu, các làng nghề truyền thống, địa đạo Long Phước, nhà tù Côn Đảo, chiến thắng Bình Giã, bộ vũ khí 7 hiện vật được tìm thấy ở huyện Long Đất, cổ vật đồ đá như tượng đá sa thạch của văn hóa Chăm Pa, Óc Eo,…

Không chỉ trưng bày hiện vật, bảo tàng còn tạo ấn tượng cho du khách khi ứng dụng công nghệ qua việc bố trí 12 màn hình để dễ dàng tra cứu thông tin, hình ảnh về các tư liệu, hiện vật.

Là sinh viên tại TP.HCM, anh Nguyễn Hoàng Nam cùng bạn bè đến bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu để tìm hiểu, học tập. Nói về mức phí tham quan sắp triển khai, anh Nam cho rằng: “Việc mua vé tham quan như một đóng góp cần thiết để duy trì hoạt động của bảo tàng là cần thiết nhưng phải hợp lý, có ưu đãi cho học sinh, sinh viên. Nên tổ chức để du khách chỉ phải mua vé một lần”.

Đồng thời, bảo tàng phải tạo dựng được ấn tượng về một điểm đến hấp dẫn, biểu hiện ở các tiêu chí về môi trường trong sạch, an ninh trật tự bảo đảm, có quy định trang phục cần phải phù hợp bị phạt nặng nếu có hành vi xả rác bừa bãi,…

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, ông Nguyễn Đình Trung, Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Chúng tôi luôn ghi nhận ý kiến góp ý của người dân, du khách, các nhà nghiên cứu khoa học, lịch sử... để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các hình ảnh, hiện vật để bảo tàng ngày càng sinh động, mới lạ, hấp dẫn khách hơn”.

Một số hình ảnh khác tại bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu:

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 3).

Mô hình địa lý tự nhiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 4).

Khu vực hiện vật thời sơ - tiền sử.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 5).

Giá trị lịch sử của địa phương được trình bày khoa học, hợp lý.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 6).

Người dân địa phương tìm hiểu về nơi mình sinh sống.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 7).

Cần có giá vé ưu đãi cho học sinh, sinh viên tham quan bảo tàng.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 8).

Mô hình tái hiện nghề làm muối tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 9).

Lan tỏa niềm tự hào chủ quyền biển đảo.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 10).

Nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế biển đối với địa phương.

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 11).

Thiết kế bảo tàng chia thành từng chủ đề về địa lý, lịch sử, văn hóa,...

Văn hoá - Phát triển du lịch địa phương, nhìn từ bảo tàng Bà Rịa – Vũng Tàu (Hình 12).

Ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng tại bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nguyễn Thành Nhân 

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ