489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Livestream bán hàng giúp doanh nghiệp bứt phá

Livestream bán hàng giúp doanh nghiệp bứt phá

Livestream bán hàng bắt đầu thịnh hành từ năm 2016 với sự xuất hiện của Alibaba Live, sau đó nhanh chóng phát triển tại nhiều khu vực trên thế giới. Hình thức tận dụng nền tảng truyền thông xã hội cùng những nhân vật có sức ảnh hưởng để bán hàng theo thời gian thật giúp người dùng trực tiếp tương tác với nhân vật trong video, tạo luồng gió mới cho thị trường thương mại điện tử.

Qua thời gian, livestream trở thành xu hướng chủ đạo ở Trung Quốc và lan tỏa mạnh mẽ tại Mỹ, châu Âu cùng nhiều thị trường khác, cho thấy tiềm năng tăng trưởng của mô hình này. Đại dịch Covid-19 cũng thúc đẩy thương mại trực tiếp tăng trưởng cao với nhiều mặt hàng được mua bán phổ biến như: tạp hóa, quần áo hay bán bảo hiểm, các tour du lịch, trải nghiệm sự kiện tại các địa phương... Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhiều rào cản như sự nhàm chán nội dung, thời gian live không phù hợp, số lượng sản phẩm hạn chế...

TOP Group phát triển nền tảng Shoppable 360 gồm nhiều giải pháp giúp tăng độ tương tác và chuyển đổi bằng hình thức livestream trên nền tảng riêng của doanh nghiệp. Ảnh: TOP Group

Một số nền tảng dẫn đầu trong cuộc đua mua sắm trực tiếp như Douyin (phiên bản tiếng Trung của TikTok) được 88% người dùng thường xuyên sử dụng). Hay Taobao Live (chiếm 61%) dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận. Một số trang nổi bật khác như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok và Amazon. Ở Mỹ Latinh, 71% người dùng thương mại trực tiếp thường xuyên mua sắm trên Instagram, trong khi 51% sử dụng Facebook. Facebook dẫn đầu các kênh khác ở Mỹ và châu Âu, lần lượt chiếm được 54% và 57% người dùng.

Nghiên cứu của McKinsey’s E-commerce Global Initiative chỉ ra livestream bán hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 10 lần so với thương mại điện tử thông thường. Tuy nhiên, người bán cần phải hiểu rõ người dùng, cách họ muốn tương tác, nhất là phân khúc khách hàng trẻ tuổi. Từ đó, họ có thể chọn ra cách tiếp cận phù hợp, tăng sự hấp dẫn, khác biệt hóa cho thương hiệu để khai thác hết tiềm năng sẵn có.

Nhân viên Sauce Live giới thiệu với khách hàng về giải pháp ecommerce tại Hàn Quốc. Ảnh: TOP Group

Theo đại diện TOP Group - nhà phân phối của Sauce Live Solution của Hàn Quốc tại Việt Nam, việc sử dụng livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng sẽ giúp thu hút người dùng. Nhưng doanh nghiệp cũng có thể đối mặt với việc phụ thuộc quá nhiều vào thuật toán các "ông lớn" đi kèm sự thiếu hiệu quả trong đánh giá thực chất về traffic, data người xem, không quản trị được những dữ liệu quan trọng.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chú trọng xây dựng những nền tảng livestream cho riêng thương hiệu của mình. Số liệu McKinsey’s E-commerce Global Initiative ghi nhận 16% người dùng thương mại trực tiếp ở châu Mỹ Latinh đã truy cập các trang web của thương hiệu để xem các chương trình thương mại trực tiếp. Con số này tại Mỹ và châu Âu là 9%. Hơn nữa, với việc một số kênh truyền thông xã hội chấm dứt tính năng mua sắm trực tiếp như Facebook và Instagram cũng góp phần thúc đẩy người dùng chuyển sang các trang web và ứng dụng của thương hiệu.

Đại diện TOP Group cho biết khai thác các nền tảng ecommerce riêng của thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu phong phú về người dùng, từ đó hiểu rõ hơn về khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm, mang lại trải nghiệm mượt mà, linh hoạt.

Các chuyên viên TOP Group dày dặn kinh nghiệm đồng hành, hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp, thương hiệu nhằm đưa ra những giải pháp tăng doanh số bán hàng, cải thiện dịch vụ và tăng cường mối quan hệ khách hàng. Ảnh: TOP Group

Ngoài ra, các kênh truyền thông xã hội cung cấp dịch vụ mua sắm trực tiếp thường không có sẵn chức năng thanh toán ở tất cả quốc gia. Điều này khiến quá trình mua hàng tốn thêm thời gian, rắc rối vì phải chuyển hướng thêm đến trang web của thương hiệu. Nhưng khi dùng nền tảng thương mại trực tiếp của thương hiệu thì khách hàng tiếp cận nhanh chóng từ thanh toán đến các video, dữ liệu được cá nhân hóa cập nhật liên tục, tạo sự mới mẻ tăng tính tương tác.

Dựa trên các yếu tố này, TOP Group phát triển nền tảng Shoppable 360 gồm nhiều giải pháp như Sauce Live giúp tăng độ tương tác và chuyển đổi bằng hình thức livestream trên nền tảng riêng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Sauce Analytisc giúp phân tích nội dung thương mại trực tiếp; Sauce Ad tiếp thị chuyên biệt cho thương mại trực tiếp; Sauce Maker với đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp với kinh nghiệm hơn hàng nghìn liveshow. Nền tảng hỗ trợ phát sóng đa nền tảng di động chuyên nghiệp, bằng cả smartphone và máy ảnh DSLR, cùng các thiết bị khác; phát video live không giới hạn thời gian và địa điểm qua ứng dụng Sauce Studio.

 

Các chuyên viên TOP Group sẽ trực tiếp hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp, thương hiệu nhằm đưa ra những giải pháp tăng doanh số bán hàng, cải thiện dịch vụ và tăng cường mối quan hệ khách hàng. Điều này có được nhờ sự thấu hiểu những khác biệt trong từng phân khúc khách hàng, tương tác và sử dụng định dạng thương mại trực tiếp. Mỗi thương hiệu được xây dựng cách tiếp cận chuyên biệt phù hợp, không áp dụng chung cho mọi trường hợp, tạo nền tảng phát triển chiến lược thương mại trực tiếp tối ưu. Các giải pháp phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng thị trường.

Các video ngắn phát trong chương trình trực tiếp được cá nhân hóa nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng nhiều hơn, tối ưu hóa trải nghiệm và cung cấp nền tảng thanh toán để đảm bảo hành trình mua hàng suôn sẻ cho khách hàng. Bên cạnh đó là nội dung phong phú và tăng tính giải trí.

"Chúng tôi tập trung vào khai thác nền tảng hay ứng dụng của thương hiệu thành điểm thu hút hoạt động mua sắm trực tiếp, gần gũi với khán giả, tăng hiệu quả của các buổi phát trực tiếp và thúc đẩy mức độ gắn bó", đại diện TOP Group nói.

Hải My

Nguồn: Vnexpress.net

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ