489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Hàng nghìn kỷ vật và 600.000 mẫu tem tái hiện lịch sử ngành TT&TT

Hàng nghìn kỷ vật và 600.000 mẫu tem tái hiện lịch sử ngành TT&TT

Bảo tàng Bưu điện Việt Nam được thành lập tháng 12/1994, tổng diện tích hơn 500m2. Nơi đây đang lưu giữ, trưng bày hàng nghìn tài liệu, hiện vật, hình ảnh về Bưu chính Viễn thông, Công nghệ thông tin và tem Bưu chính. 

Bảo tàng thiết kế liên hoàn gồm 3 chủ đề chính: những thành tích vẻ vang của ngành bưu điện; Lịch sử hình thành; Xây dựng phát triển của ngành bưu điện và Tem Bưu chính cách mạng Việt Nam và Tem Liên minh Bưu chính Thế giới.

Trong giai đoạn trước 1945, Bác Hồ giao nhiệm vụ thông tin liên lạc trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước cho các đồng chí Nguyễn Lương Bằng lập các tuyến liên lạc cách mạng từ năm 1925, Nguyễn Công Thu lập đường dây liên lạc bí mật tuyến Quảng Châu (Trung Quốc)-Móng Cái-Hải Phòng-Hà Nội, năm 1926-1930, Nguyễn Văn Lợi từ Quảng Châu về Sài Gòn gây dựng cơ sở liên lạc từ năm 1926 và Đỗ Thị Định, nữ giao thông viên của Đảng bị địch bắt năm 1931 tại Hà Nội. 

Trong ảnh là các phương thức vận chuyển bưu phẩm, bưu chính ở những giai đoạn đầu, vận chuyển bưu chính bằng voi ở các khu vực Miền Trung, Tây Nguyên hay bằng sức người qua các đường bộ nông thôn. 

Mô hình, tái hiện lại hình ảnh hoạt động của cán bộ, công nhân Bưu điện Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 

Một số hoạt động của các cán bộ, công nhân Bưu điện Việt Nam những năm đầu khôi phục, xây dựng và phục vụ thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước những năm 1955 - 1975. 

Nhiều kỷ vật như đoạn cáp ngầm do Pháp sản xuất thuộc công trình thông tin đầu tiên ở Việt Nam hay các máy thu phát Schnell-3W, mát phát cải tiến 2E24-15W trong giai đoạn 1955-1975 được lưu giữ đến nay. 

Các thiết bị công nghệ được cải tiến và đưa vào sử dụng từ năm 1976, tiêu biểu như máy phát sóng âm tần T3-102 dùng để phát sóng âm tần đo thử máy, sử dụng năm 1980, tấm vi mạch của một bộ phận tổng đài kỹ thuật số.

Trong ảnh là máy soi kiểm tra an ninh thư từ, bưu phẩm phục vụ Trung ương Đảng và Nhà nước, sử dụng giai đoạn 1989-2009 hay biểu tượng vệ tinh mặt đất "Hoa sen 1" tại Hà Nam Ninh khánh thành tháng 7/1980. 

Trong ảnh là một số hình ảnh hoạt động quan hệ hợp tác của ngành bưu điện với các nước và các tổ chức trên thế giới. Điển hình như Tổng cục Trưởng TCBĐ Trần Quang Bình dự hội nghị Bộ trưởng BĐ các nước XHCN tại CHDC Đức năm 1958 và Phó Tổng cục trưởng TCBĐ Vũ Văn Quý thăm một số cơ sở của Bưu điện Pathét Lào trong thời kỳ chống Mỹ. 

Một số dấu nhật ấn, huy hiệu được đưa lên vũ trụ trong chuyến bay Việt Nam - Liên xô do Anh hùng Phạm Tuân mang về năm 1980. 

VNPT lần lượt thực hiện thành công phóng 2 vệ tinh VINASAT-1 (19/4/2008), VINASAT-2 (16/5/2012) lên quỹ đạo, khai thác vệ tinh có hiệu quả, góp phần quan trọng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc quốc gia, nâng cao năng lực mạng lưới, chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, đồng thời thể hiện chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên quỹ đạo không gian.

Hiện nay, Bảo tàng Bưu điện đang lưu giữ hơn 600.000 mẫu tem Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) với 264 bộ sưu tập tem các nước và các tổ chức phát hành tem trên thế giới. Mỗi con tem như một thông điệp riêng, giới thiệu sự đa dạng phong phú sinh động của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Với gần 4.000 mẫu tem, blốc tem Bưu chính cách mạng Việt Nam, trong đó có bộ tem đầu tiên được phát hành đặc biệt ngày 02/9/1946 nhân dịp: Kỷ niệm lần thứ nhất Cách mạng Tháng 8 (19/8/1945) và ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945). 

Anh Nguyễn 

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ