489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh - P.13-Q.Phú Nhuận- Tp HCM
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00
+84-28-39918666
Close
+84-28-39918666
Mon - Fri : 08:00 - 18:00 Sat: 8:00 - 12:00

Blog

Hóa thạch cá cho thấy con người có thể đã nấu ăn từ 780.000 năm trước

Hóa thạch cá cho thấy con người có thể đã nấu ăn từ 780.000 năm trước

Các phát hiện trước đây cho rằng con người chỉ mới biết nấu nướng từ cách đây khoảng 170.000 năm

Hộp sọ của một con cá chép được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt ở Tel Aviv. Kết luận của các nhà khoa học dựa trên 16 năm làm việc tại một địa điểm gần sông Jordan.

Một nhóm nghiên cứu Israel mới đây đã tiết lộ loài người sơ khai sống cách đây 780.000 năm đã làm chín món cá của mình, họ cho rằng đây là bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng lửa để nấu ăn.
Tổ tiên của chúng ta bắt đầu nấu ăn vào thời điểm nào? Đây là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà khảo cổ học, vì rất khó để chứng minh rằng lò sưởi cổ đại được sử dụng để chuẩn bị thức ăn chứ không chỉ để sưởi ấm.
Nhưng từ lâu các nhà khoa học vẫn mong mỏi tìm kiếm câu trả lời chính xác, bởi sự ra đời của nghệ thuật nấu ăn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử loài người. Việc sơ chế giúp thức ăn dễ nhai và dễ tiêu hóa hơn được cho là đã góp phần rất lớn vào sự tồn tại và phát triển của con người trên khắp thế giới.
Trước đây, có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy những người đầu tiên nấu ăn là người Neanderthal và người Homo sapiens sơ khai cách đây 170.000 năm. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution đã đẩy lùi niên đại về trước hơn 600.000 năm. Đây là kết quả sau 16 năm nghiên cứu của nhà khảo cổ học Irit Zohar thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Steinhardt của Đại học Tel Aviv, đồng thời là tác giả thứ nhất của công bố.
Trong suốt nhiều năm, bà đã lập danh mục hàng nghìn hoá thạch cá được tìm thấy tại một địa điểm có tên là Gesher Benot Ya’aqov ở miền bắc Israel. Khu vực gần bờ sông Jordan từng có một hồ nước, nơi chứa đựng một “kho tàng” hóa thạch cá cổ đại đã giúp các nhà nghiên cứu lần về chính xác thời điểm những “đầu bếp” đầu tiên bắt đầu xuất hiện.
“Hệt như một câu đố, chúng tôi thu về ngày càng nhiều thông tin, cho đến khi chúng tôi có thể viết nên một câu chuyện về sự tiến hóa của loài người,” Zohar chia sẻ với AFP. Bà cho biết manh mối đầu tiên đến từ một khu vực “gần như không có xương cá” nhưng có rất nhiều… răng cá. Điều này khá hợp lý, bởi khi nấu nướng, xương cá mềm và có thể phân hủy ở nhiệt độ dưới 500C (930F), nhưng răng của chúng thì không.
Cũng trong cùng khu vực, một đồng nghiệp của Zohar đã tìm thấy đá lửa cháy sém và các bằng chứng khác cho thấy trước đây chúng được sử dụng để sưởi ấm. Bên cạnh đó, hầu hết những chiếc răng cá thuộc về hai loài cá chép đặc biệt lớn, cho thấy chúng đã được chọn vì có nhiều thịt, nghiên cứu cho biết. Một số con cá chép dài hơn hai mét (6,5 feet).
Bà Zohar cho biết bằng chứng “quyết định” bắt nguồn từ việc nghiên cứu men răng. Tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ bột (Powder X-ray diffraction: phương pháp để xác định cấu trúc tinh thể, bằng cách sử dụng một chùm tia X song song hẹp, đơn sắc, chiếu vào mẫu) để tìm hiểu cách thức nung nóng đã thay đổi cấu trúc của các tinh thể tạo nên men răng như thế nào.
So sánh kết quả với các hóa thạch cá khác, họ phát hiện ra răng từ khu vực chính của hồ phải chịu nhiệt độ từ 200-500C (400-930F). Đó là mức nhiệt phù hợp để nấu cá chín kỹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được loài người thời đó đã nướng, kho hay áp chảo cả của mình, dù nghiên cứu cho thấy họ có thể đã sử dụng một số loại lò đất.
Những người đầu tiên “làm chủ” được ngọn lửa là người Homo erectus vào khoảng 1,7 triệu năm trước. Nhưng việc bạn có thể điều khiển lửa để sưởi ấm không có nghĩa là bạn dùng được nó để nấu nướng – người xưa có thể chỉ đơn giản là đã ăn cá trong lúc đang ngồi bên cạnh ngọn lửa”, Zohar nói. Mọi thứ có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.
Anaïs Marrast, nhà khảo cổ học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp, người không tham gia nghiên cứu, cho biết sau khi ăn xong, tổ tiên loài người có thể đã ném xương ăn xong vào lửa. “Câu hỏi đặt ra lúc này là ngọn lửa được dùng để tiêu huỷ xương cá, hay thực sự người xưa đã dùng nó để nấu ăn.”

Theo Hà Trang tổng hợp (BTLSQG)

https://tiasang.com.vn

1.000 tỷ USD đang săn lùng cơ hội đầu tư bất động sản toàn cầu CEO địa ốc Hòa Bình bị chất vấn vì giá cổ phiếu kém xa đối thủ